Cúng Rằm tháng Giêng 2024 theo ngày, giờ nào là tốt nhất? Cần chuẩn bị lễ vật gì và thực hiện nghi lễ đầy đủ như thế nào là câu hỏi nhiều người đang thắc mắc khi một năm mới lại sắp đến, muốn ý nguyện cầu một năm mới bình an, may mắn thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng.

Rằm tháng Giêng, thường được gọi là Tết Nguyên Tiêu, đánh dấu một trong những lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Đây không chỉ là một sự kiện truyền thống, mà còn là một dịp thiêng liêng để chúng ta thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với tổ tiên, Phật thánh, Thổ công, thần tài, và đồng thời cầu mong một năm mới an lành và may mắn.
Ngày rằm tháng Giêng có thể diễn ra vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch hằng năm. Thời gian thích hợp để cúng có thể kéo dài từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng, dù khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, vẫn luôn mang theo tinh thần của tình thần và lòng thành kính, mâm cỗ sẽ thể hiện sự biết ơn và tôn vinh tổ tiên, kết hợp với hy vọng vào một năm mới tràn đầy hạnh phúc.
2. Ngày rằm tháng Giêng 2024 nên chọn ngày giờ nào chuẩn nhất?

Theo quan niệm ông bà ngày xưa, cúng lễ vào ngày rằm chính luôn tốt nhất, vì khi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm mới, sinh khí dồi dào và may mắn sẽ hội tụ tại thời khắc ngày. Nếu nghi thức thực hiện sau 2 ngày 14 và 15 âm lịch thì sẽ gây mất linh và sai ngày cúng truyền thống.
Theo lịch bạn niên, Rằm tháng giêng năm Giáp Thìn rơi vào thứ bảy ngày 24/2 dương lịch, ngày Kim Dương. Khung giờ tốt của ngày rằm tháng Giêng gồm: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)
»»» Tham khảo: 5 mẹo xông nhà mới tránh xui rủi, tăng vận may
3. Mâm cỗ cúng Rằm cần có những gì?
3.1 Mâm cỗ chay cúng Phật.

Một mâm cỗ chay cúng Phật đầy đủ thường sẽ gồm:
-
Hoa quả,
-
Chè xôi
-
Các món đậu,
-
Món canh, món xào
Ngày nay, mâm cỗ cúng Phật còn có thể chè trôi nước với ước nguyện cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy và vàng hành kim.
3.2 Mâm cỗ mặn cúng Gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường gồm:
1 con gà luộc
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh măng
1 bát bóng bì
1 bát canh miến
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa nem
1 đĩa giò
1 đĩa xôi gấc
1 đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu).
1 đĩa to bánh kẹo các loại.
Hoa tươi (hoa cúc vàng).
Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ được xé cành cau, kiêng dùng dao kéo cắt).
Tiền vàng mã (xưa các cụ dùng 5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).
Hương, đèn nến, rượu, nước trắng, thuốc lá, gói chè (loại 1 lạng/gói), gạo, muối.
Bên cạnh đó, mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. Tất cả các vị này sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những đen đủi.
4. Những lưu ý khi chuẩn bị cúng ngày Rằm tháng Giêng
− Dọn dẹp bàn thờ lưu ý không xê dịch bát huuwong, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
− Nên mua hoa tươi để dâng bàn thờ, không dùng hoa quả giả. Các loại hoa thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
− Mâm lễ chay dâng Phật và mâm lễ mặn cúng gia tiên thường để tách biệt ở các vị trí khác nhau, không nên để chung cùng một nơi.
− Khi thắp hương, nên thắp theo số lẻ như 1 – 3 – 5 vì số lẻ tượng trưng cho phần âm. Khi thắp nên chọn trang phục chỉnh tề, không xộc xệch hoặc quá hở hang. Khi đọc văn khấn nên đọc to, liền mạch, và thành tâm để thể hiện sự thành kính với Thần linh, tổ tiên.
− Kiêng đặt tiền giả hay tiền vay mượn: Khi đặt tiền lên bàn thờ với hàm ý cầu xin tài lộc, cần lưu ý không sử dụng tiền giả hay không phải do mình làm ra….
− Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém, sẽ bị vận xui đeo bám.
5. Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2023 tại nhà chuẩn nhất
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Trên đây là những lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng 2024. Chúc mọi người cầu được ước thấy, vạn sự như ý trong năm 2024 sắp tới này!
- Bàn thờ nhị cấp là gì? Cách bố trí bàn thờ nhị cấp chuẩn phong thủy may mắn, bình an
- Thiết Kế – Hoàn Thiện Lắp Đặt Phòng Thờ Tiền Phật Hậu Linh Tại Hòa Xuân, Đà Nẵng
- 5 Con Giáp Năm 2024 Tiền Bạc Sung Túc, Đường Công Danh Tỏa Sáng
- Hoàn thiện không gian thờ mới cho khách hàng anh Huy tại Đà Nẵng
- Lắp đặt hoàn thiện Bàn thờ Phật kết hợp bàn thờ Gia Tiên cho cô Hoa tại Sơn Trà, Đà Nẵng